Sa tử cung (sa dạ con) là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ sau sinh. Tuy không phải là căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây khá nhiều phiền toái cho chị em phụ nữ. Đặc biệt là về sức khỏe sinh sản. Vậy trên thực tế, sau khi bị sa tử cung có mang thai được không? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời ngay bài viết dưới đây.
Hỏi: Sa tử cung có mang thai được không?
Giải đáp: Phụ nữ bị sa tử cung sẽ bị ảnh hưởng quá trình thụ thai tự nhiên. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, người bệnh vẫn có khả năng mang thai và giữ được con phát triển tự nhiên trong tử cung.
Với những người mắc sa tử cung ở giai đoạn 1, bạn có thể mang thai nhưng cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc điều trị dứt điểm chứng sa tử cung rồi hãy mang thai. Bởi nếu bị sa tử cung, việc giữ thai cũng gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt nếu người bị sa tử cung mang thai, bà bầu phải thăm khám 2 tuần 1 lần để theo dõi hoạt động của thai nhi.

Những phụ nữ mắc sa tử cung ở giai đoạn 2 và 3, tử cung đã tụt xuống dưới âm đạo sẽ khiến cho thai nhi không có không gian để phát triển. Điều này dẫn đến hiện tượng thai chết lưu. Thậm chí, thai nhi chưa kịp phát triển hoàn thiện đã bị trôi ra, hoặc em bé có thể tử vong, dị tật và tăng nguy cơ băng huyết cho mẹ.
Vì vậy, với những người bị sa tử cung, cần phải đi khám bác sĩ kịp thời để đưa ra các giải pháp xử lý phù hợp.
Tại sao những người bị sa tử cung thường khó mang thai hơn?
Với những người bị sa tử cung, đặc biệt là giai đoạn nặng 2 và 3, tử cung có dấu hiệu bị sa ra khỏi âm đạo và khiến họ có cảm giác đau đớn khi quan hệ tình dục. Điều này cũng tác động vô cùng lớn đến việc mang thai bởi tâm lý của chị em và chồng.

Ngoài ra, bị sa tử cung ở cấp độ nặng còn khiến âm đạo dễ bị viêm nhiễm, ảnh hưởng đến nội tiết tố và các cơ quan vùng chậu như buồng trứng, vòi trứng bị nhiễm trùng. Điều này khiến chị em khó thụ thai trong tình trạng chức năng của các cơ quan sinh sản bị suy giảm.
Với những trường hợp bị sa tử cung dẫn đến viêm nhiễm nặng nếu không xử lý kịp thời sẽ rất dễ dẫn đến hoại tử và phải phẫu thuật cắt bỏ tử cung. Điều này đồng nghĩa với việc người bệnh sẽ mất khả năng mang thai.
Tuy nhiên, thực tế chị em bị sa tử cung vẫn có thể mang thai được nhưng nhiều trường hợp bị sa tử cung nặng khiến thai nhi không thể phát triển, dễ bị trôi ra theo khối tử cung khiến say thai, thai chết lưu, sinh non, chậm phát triển,…
Khi mang thai bị sa tử cung thì phải làm thế nào?
Với những mẹ bầu đã mắc bệnh sa tử cung cần phải tập luyện theo hướng dẫn của bác sĩ và không được bỏ qua bất kỳ liệu trình nào.
- Cần vệ sinh vùng kín mỗi ngày để tránh tình trạng viêm nhiễm
- Sử dụng một số thảo dược, mẹo dân gian chữa sa tử cung không có tác dụng phụ, an toàn cho mẹ và bé để tạo độ đàn hồi cho tử cung và thuận lợi cho việc sinh nở.
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học lành mạnh để tạo sức đề kháng tốt, hạn chế các triệu chứng về tiêu hóa như táo bón.
Lời khuyên cho những người bị sa tử cung nếu muốn mang thai
Trước khi có kế hoạch mang thai, người có dấu hiệu bị sa tử cung cần đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và chẩn đoán về bệnh. Tùy từng mức độ của bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị khác nhau. Hãy điều trị dứt điểm sa tử cung trước khi mang thai nhé.
Với những người sa tử cung ở cấp độ 1 và sa tử cung cấp độ 2 : Người bệnh cần thay đổi thói quen sinh hoạt, thực hiện các bài tập Kegel kết hợp các bài thuốc Đông Y với các thành phần từ dược liệu Quý từ thiên nhiên để tăng độ đàn hồi tử cung. Đồng thời thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, tăng cường chất xơ.

Với những người cấp độ 3: người bệnh sẽ được các bác sĩ sử dụng vòng cố định tử cung qua âm đạo kết hợp liệu pháp hormone âm đạo tại chỗ để tăng cường độ bền cho cơ quan sàn chậu và dây chằng.
Với các trường hợp viêm nhiễm quá nặng, hoại tử do không can thiệp xử lý khi bệnh tình còn nhẹ thì việc cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tử cung là điều phải thực hiện để đảm bảo tính mạng cho người bệnh.
Bệnh sa tử cung là bệnh lý dễ dàng gặp ở chị em phụ nữ, không khó chữa trị nếu chúng ta phát hiện kịp thời và can thiệp xử lý một cách khoa học. Để đảm bảo sức khỏe sinh sản tốt cũng như có một thai kỳ khỏe mạnh, những người có ý định sinh con hãy đi khám sàng lọc trước khi sinh con. Hoặc người bệnh có dấu hiệu bị sa tử cung cần thực hiện điều trị dứt điểm sa tử cung để hạn chế những rủi ro không đáng có khi mang thai.
Trên đây là những giải đáp cho thắc mắc bị sa tử cung có mang thai được không. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho quý vị thêm nhiều kiến thức bổ ích.

Click vào ảnh để tìm hiểu ngay về bệnh sa tử cung và cách điều trị hiệu quả