Sa tử cung (sa dạ con) là một trong những căn bệnh đặc biệt nguy hiểm cho các phụ nữ đang mang thai. Vậy khi bị sa tử cung có sinh thường được không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài phân tích dưới đây.
Dấu hiệu nhận biết sa tử cung trong thai kỳ
Thông thường sa tử cung ở mức độ nhẹ sẽ không thể nhận biết qua bất kỳ dấu hiệu nào. Còn nếu tình trạng nặng hơn, mẹ có thể nhận biết thông qua những dấu hiệu sau đây:
- Có cảm giác nặng nề, chíu chịu ở trong xương chậu
- Đau bụng dưới, lưng dưới hoặc đau ở xương chậu
- Ra khí hư có màu trắng loãng hoặc nhầy. Thỉnh thoảng kèm theo chảy máu âm đạo.
- Nhiễm trùng bàng quang thường xuyên.
- Đau khi quan hệ tình dục
- Táo bón.
Bị sa tử cung có sinh thường được không?
Nếu khi mang thai bị sa tử cung thì tùy vào mức độ là sa tử cung độ 1, độ 2 hay độ 3 thì bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp sinh tương ứng. Điều đó có nghĩa là trong trường hợp bị sa tử cung nhẹ, phát hiện sớm, điều trị kịp thời thì tử cung sẽ được phục hồi. Nhưng nếu trong trường hợp xấu, thai nhi phát triển quá lớn, tình trạng sa tử cung tiến triển nhanh rất nguy hiểm, thì phương pháp ưu tiên đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con sẽ là sinh mổ.
Điều này rất dễ hiểu bởi khi sinh thường tử cung co thắt mạnh, việc dùng lực đẩy bé ra ngoài cũng sẽ khiến cho tình trạng sa tử cung nặng hơn tiềm ẩn:
- Thai thiếu khí,chết lưu
- Sinh non, băng huyết
- Thai lớn tăng nguy cơ vỡ tử cung
Chỉ định sinh mổ sẽ là giải pháp hàng đầu giúp đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và con.

Điều trị sa tử cung khi mang thai
Các bác sĩ sẽ cân nhắc các phương án điều trị sa tử cung khi mang thai dựa trên mức độ sa và yêu cầu của thai phụ. Ngoài ra, phụ nữ mang thai cần lưu ý:
- Vệ sinh vùng kín, nằm tư thế thoải mái, cũng nên thay đổi tư thế 2 giờ một lần, chú ý tuần hoàn ứ đọng khi nằm lâu dễ gây hoa mắt, chóng mặt, thậm chí có thể ngất xỉu.
- Sử dụng thuốc thu nhỏ âm đạo được coi là phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả, không xâm lấn, không chảy máu.
- Thực hiện theo phác đồ và khuyến nghị của bác sĩ và không bỏ lỡ bất kỳ cuộc hẹn nào của bác sĩ.
- Ngay cả sau khi sinh con xong, hãy thực hiện các bài tập kegel dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để chức năng sàn chậu được phục hồi và khỏe mạnh nhanh nhất. Nếu bạn cho rằng bài tập không chính xác hoặc có thắc mắc về các bài tập chữa sa tử cung, bạn nên liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn.
- Tránh vận động gắng sức và không ngồi xổm trong thời gian dài để tránh căng thẳng cho vùng bụng.
Trên đây là các thông tin liên quan tới bị sa tử cung có sinh thường được không được nhiều người quan tâm. Nếu như bạn còn băn khoăn, thắc mắc có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo hotline 0818 288 717 hoặc đặt câu hỏi ở phần CHAT dưới góc phải màn hình tại website, chuyên gia PQA sẽ nhanh chóng liên hệ hỗ trợ.