Sa tử cung hay còn gọi là sa dạ con là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ sau sinh gây ảnh hưởng đến đời sống thường ngày, sinh hoạt tình dục lẫn sức khỏe sinh sản. Bị sa tử cung khi mang thai có nguy hiểm không? Là câu hỏi của rất nhiều chị em phụ nữ. Hãy tìm câu trả lời ngay bài viết dưới đây nhé!

1. Hiện tượng bị sa tử cung khi mang thai
Bị sa tử cung hiện tượng tử cung bị tụt xuống âm đạo hoặc tuột ra khỏi hẳn âm đạo cho dây chằng không thể nâng đỡ tử cung. Hiện tượng sa tử cung khi mang thai có thể từ nguyên nhân hai phía:
- Nguyên nhân từ thai nhi: thai nhi quá lớn, mẹ bầu mang đa thai
- Nguyên nhân từ mẹ bầu:
+ Ổ bụng có tình trạng tụ dịch
+ Mẹ bầu từng sinh con khó hoặc thai nhi quá lớn, hoặc chấn thương khi sinh con trước đó dẫn đến cơ sàn chậu yếu
+ Thừa cân khi mang thai gây áp lực vùng xương chậu
+ Mẹ từng có tiền sử mắc các bệnh lý: táo bón, hen suyễn,…
+ Phụ nữ mang thai lớn tuổi hoặc sinh con nhiều lần
+ Nội tiết tố trong cơ thể thay đổi dẫn đến làm mềm cổ tử cung
+ Ảnh hưởng bởi tác động của phẫu thuật tử cung
+ Nhau thai có dấu hiệu bất thường.
+ Mẹ bầu có cơ địa khoảng vùng xương chậu lớn hơn so với người bình thường
+ Mẹ bầu có khối u vùng chậu hoặc u xơ
+ Mẹ bầu bị hội chứng mô liên kết bẩm sinh
+ Phẫu thuật trước đây ở phần xương chậu dẫn đến suy yếu cơ bắp
+ Biến đổi sinh lý do thay đổi nội tiết tố làm mềm cổ tử cung.
Dấu hiệu khi bị sa tử cung lúc mang thai thường là:
Các mẹ bầu khi mang thai bị mắc sa tử cung sẽ có cảm giác nặng bụng dưới, âm hộ và âm đạo nặng, đau lưng. Các dấu hiệu này ở giai đoạn đầu không quá rõ ràng nên gây khó khăn khi chẩn đoán. Bởi chúng thường có thể giống với tình trạng đau nhức bình thường trong quá trình mang thai.
Mẹ bầu thường gặp khó khăn trong bài tiết: đại tiện, tiểu tiện đau rát, đôi khi còn có cảm giác buồn tiểu nhưng không đi được.
Cảm giác có gì đó sắp rơi ra khỏi âm đạo hoặc như đang ngồi trên quả bóng.
Mẹ bầu xuất hiện chảy máu âm đạo, bị mất cảm giác với thai nhi trong bụng (mẹ bầu cần đến bác sĩ kịp thời để đưa ra các biện pháp điều trị).
2. Bị sa dạ con khi mang thai có nguy hiểm không?
Bị sa dạ con khi mang thai ở mức độ khác nhau thì mức độ nguy hiểm cũng khác nhau. Thai phụ cần phát hiện sớm để điều trị đúng cách. Nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Sảy thai, thai bị chết lưu: khi tử cung bị sa xuống, thai nhi sẽ không còn không gian để phát triển, chúng khiến thai chết lưu, hoặc sảy thai và gây nguy hiểm cho mẹ bầu.
- Xảy ra tình trạng sinh non, bị băng huyết sau sinh: sa tử cung khi mang thai còn gây nguy cơ sinh non khi thai nhi chưa phát triển toàn diện. Điều này khiến các thai phụ dễ xảy ra tình trạng băng huyết, nặng hơn là bị vỡ tử cung ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ và bé.
- Bị vô sinh: Nếu bị sa tử cung nặng mà không có các biện pháp can thiệp kịp thời, tử cung sẽ xảy ra tình trạng viêm loét, hoại tử, thậm chí phải phẫu thuật cắt bỏ tử cung.
- Viêm nhiễm các cơ quan vùng chậu và kéo theo sa trực tràng, sa bàng quang,…
Bị sa tử cung khi mang thai ảnh hưởng khá nhiều đến sự phát triển của thai kỳ. Tuy nhiên, nếu được phát hiện và xử lý kịp thời, mẹ bầu không cần quá lo lắng.
3. Bị sa tử cung khi mang thai phải phải làm thế nào?
Can thiệp chữa trị sa dạ con khi mang thai tùy thuộc vào tình trạng của bệnh. Khi thai phụ có những triệu chứng bất thường, cần phải đến gặp ngay bác sĩ để thăm khám và đưa ra các giải pháp phù hợp. Với những thai phụ bị sa tử cung, có thể can thiệp hỗ trợ bằng một số phương pháp như:
Chèn một giá đỡ vào để nâng tử cung, giúp hỗ trợ các mô bị chảy xệ, dây chằng bị lỏng lẻo. Giá đỡ này được lấy ra khỏi cơ thể theo định kỳ để làm sạch. Nếu mẹ bầu có diễn biến năng hơn, bác sĩ sẽ yêu cầu tiến hành phẫu thuật nội soi ổ bụng (phương pháp này rất hạn chế vì ảnh hưởng đến thai nhi).

Ngoài ra, thai phụ còn được kết hợp với các phương pháp dưới đây để hạn chế được tình trạng sa tử cung, và sức khỏe vùng sinh sản chuyển biến tốt:
- Thai phụ cần vệ sinh vùng kín mỗi ngày để tránh tình trạng viêm nhiễm âm đạo và các bộ phận khác
- Sử dụng sản phẩm thảo dược (Đông Y hoặc Nam Y) để tạo được độ đàn hồi cho tử cung (sử dụng theo hướng dẫn bác sĩ)
- Thăm khám 2 tuần 1 lần để đảm bảo sức khỏe cho thai phụ và thai nhi
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học để tránh tình trạng táo bón.
- Thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng để nâng cơ và dây chằng (theo chỉ định của bác sĩ)
4. Những biện pháp phòng ngừa sa tử cung khi mang thai
- Sử dụng thực đơn ăn uống hợp lý trong quá trình mang thai, tránh để cơ thể quá béo và thai nhi quá to
- Không mang vác nặng, hoạt động mạnh suốt thai kỳ
- Không nên để tình trạng ho kéo dài, táo bón kéo dài suốt thai kỳ
- Khám sức khỏe thường xuyên, đặc biệt là sức khỏe sinh sản trước khi mang thai
- Khám thai định kỳ để theo dõi sức khỏe mẹ và bé

Trên đây là những thông tin cần thiết cho câu hỏi bị sa tử cung khi mang thai có nguy hiểm không. Để sa tử cung không gây ảnh hưởng đến sức khỏe suốt thai kỳ, thai phụ cần ăn uống hợp lý, kiểm tra tình trạng sức khỏe và khám thai định kỳ để theo dõi sức khỏe.