Hỏi: Chào bác sĩ. Em được mang thai và được chẩn đoán là mắc sa tử cung. Em đang rất lo cho tình trạng sức khỏe của con. Vậy bác sĩ cho em hỏi sa tử cung có ảnh hưởng đến thai nhi không và đâu là cách em có thể áp dụng để điều trị sa tử cung mà không gây ảnh hưởng tới con.
Trả lời:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Benhsatucung.com,
Sa tử cung được chẩn đoán là bệnh phụ khoa thường gặp trước hoặc sau khi mang thai thường là do tuổi tác quá lớn và đã trải qua sinh đẻ nhiều lần gây nên. Hiện nay chưa thấy có nghiên cứu nào chỉ ra sa tử cung sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai như hay quá trình sinh đẻ.
Nhưng hãy lưu ý rằng sa tử cung là do hiện tượng cơ, dây chằng nâng đỡ tử cung bị giãn, mất độ đàn hồi. Từ đó mất khả năng nâng kéo tử cung khiến cho tử cung sa xuống, ở mức độ nặng thì có thể xuất hiện tình trạng tử cung sa ra ngoài âm đạo.
Hình ảnh tử cung sa ra ngoài âm đạo gây viêm nhiễm diện rộng
Điều này có nghĩa là trong quá trình mang thai mà bạn mắc sa tử cung tiến triển nặng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như:
- Sảy thai: trường hợp này sẽ xảy ra khi tử cung sa xuống âm đạo, thai nhi không có không gian để phát triển. Điều này sẽ dẫn tới tình trạng sảy thai hoặc chết lưu không hề mong muốn.
- Đẻ non: sẽ xuất hiện khi thai nhi phát triển lớn kết hợp với tình trạng sa tử cung nặng. Khi tử cung không được nâng đỡ xà ra xuống thì theo đà kéo đó thai nhi cũng có thể kéo ra bên ngoài. Điều này sẽ dẫn tới tình trạng sinh non hoặc mẹ bị băng huyết. Nếu thai nhi sinh non chưa đủ tuần tuổi sẽ dễ chết yểu hoặc mắc các dị tật bẩm sinh, chậm phát triển. Còn mẹ bị băng huyết sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của mẹ.
Có thể thấy được rằng tuy khi mắc sa tử cung mẹ vẫn có thể mang thai nhưng quá trình mang thai cần phải đặc biệt lưu ý giữ sức khỏe của mẹ và cả bé. Trong trường hợp mang thai mắc sa tử cung các mẹ cần phải thăm khám định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín hoặc các chuyên khoa Sản phụ khoa của bệnh viện lớn để được theo dõi sức khỏe của cả mẹ và bé.
Ngoài phác đồ điều trị của bác sĩ, các mẹ cũng có thể tham khảo cách điều trị sa tử cung bằng các bài tập Kegel bổ trợ. Đây là bộ bài tập được đánh giá là có hiệu quả cao đối với những bệnh nhân mắc sa tử cung. Bởi bộ bài tập này sẽ tác động trực tiếp lên các cơ, dây chằng từ đó nâng đỡ cơ khỏe mạnh, dẻo dai và hỗ trợ nâng đỡ tử cung.
Bài tập Kegel rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu
Đối với tình trạng sa tử cung nặng có thể tham khảo cách áp dụng liệu pháp estrogen âm đạo tại chỗ để kiểm soát tình trạng sa tử cung. Phương pháp này sẽ hỗ trợ tăng cường sức mạnh của hệ cơ, dây chằng. Từ đó làm tăng khả năng nâng đỡ của tử cung. Tuy nhiên việc có thực hiện được phương pháp này hay không cần phải có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa thăm khám.
Trên hết, các mẹ cần phải tránh làm việc nặng, không được vận động mạnh. Cần hạn chế tối đa áp lực lên vùng chậu. Kết hợp với đó là nghỉ ngơi đầy đủ và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho cả mẹ và bé. Cần bổ sung chất xơ và chế độ ăn giàu vitamin để hạn tránh táo bón. Bởi khi mang thai các mẹ cũng rất dễ bị táo bón, mà tình trạng táo bón kéo dài sẽ gây tác động không nhỏ tới tình trạng sa tử cung của mẹ.
Hãy lắng nghe cơ thể của bạn để được thăm khám chẩn đoán và có phác đồ điều trị kịp thời tránh những rủi ro không mong muốn có thể xảy ra. Nếu bạn có thắc mắc, băn khoăn về bệnh sa tử cung có thể liên hệ với chúng tôi theo Hotline: 0818.288.717 để được tư vấn kỹ hơn về bệnh tình.
Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!
>>Có thể bạn quan tâm: Sinh mổ có bị sa tử cung không?