Hỏi: Chào bác sĩ. Bác sĩ cho em hỏi chức năng của sàn chậu trong việc sinh nở? và bao lâu thì phải khám tổng quát sàn chậu và khám tổng quát bộ phận sinh sản?
Nguyễn Thị Vân, Văn Yên, Yên Bái
Đáp: Chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Benhsatucung.com
Sàn chậu được ví như một cái võng do nhiều cân và cơ lồng vào nhau tạo thành, khối cân và cơ này gắn chặt vào mặt trước của thành bụng và xương mu, với xương chậu ở hai bên và cột sống thắt lưng ở phía sau tới tận xương cùng.
Sàn chậu là tổng thể của 3 hệ thống: hệ thống sinh dục (tử cung, âm đạo), hệ thống niệu dưới (bàng quang, niệu đạo), hệ thống tiêu hóa dưới (trực tràng, hậu môn). Sàn chậu còn chứa nhiều hệ thống mạch máu và thần kinh.

Nên sàn chậu có vai trò đóng mở đường tiết niệu, âm đạo và hậu môn giúp kiểm soát việc đại tiện, tiểu tiện, sinh hoạt tình dục theo ý muốn, giúp quá trình sinh nở diễn ra dễ dàng hơn. Ba hệ thống này phối hợp với nhau và nhường chỗ cho nhau dưới sự điều khiển tích cực của con người.
Sau khi sinh việc khám tổng quát sàn chậu là vô cùng cần thiết và đây cũng là cách giúp người bệnh phát hiện sớm sa tử cung để có phác đồ điều trị phù hợp.
Khoảng 4-6 tuần sau sinh, sản phụ nên khám hậu sản, các mẹ sẽ được khám toàn thân, kiểm tra cân nặng, khám vú, khám vùng chậu âm đạo, xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung, sa tử cung, theo dõi huyết áp, đường huyết. Ngoài ra, nếu cần mẹ có thể làm các xét nghiệm, siêu âm khác để phát hiện, chẩn đoán sa tử cung.
Bởi trong quá trình mang thai và sinh nở, tử cung sẽ phát triển để tạo môi trường tốt nhất cho thai nhi phát triển. Điều này vô hình chung tạo áp lực lớn lên hệ dây chằng nâng đỡ tử cung. Khiến cho khả năng bị dãn và khả năng nâng đỡ giảm và dễ khiến cho người bệnh bị sa tử cung. Đây là căn bệnh khá phổ biến ở phụ nữ sau sinh, sinh nhiều lần, đẻ to, đẻ không an toàn. Sau khi sinh lại làm công việc nặng nhọc,, sẽ càng tăng áp lực ổ bụng, chèn ép tầng sinh môn mềm dẫn đến sa tử cung.
Khi mắc tử cung người bệnh sẽ phải đối mặt với tình trạng:
- Cảm giác căng tức hoặc trằn nặng vùng chậu
- Khối mô sa ra ngoài từ âm đạo
- Rối loạn đi tiểu như tiểu không kiểm soát, tiểu khó
- Rối loạn đi tiêu
- Cảm giác như ngồi trên trái bóng hoặc có vật gì đó trong âm đạo
- Cảm giác âm đạo chật chội khi quan hệ tình dục
Nên khi thấy có dấu hiệu trên bạn cần tới các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, chẩn đoán và có phác đồ điều trị sa tử cung kịp thời.