Vì sao sinh thường dễ bị sa tử cung hơn sinh mổ
Vì sao sinh thường dễ bị sa tử cung hơn sinh mổ

Sa tử cung hay sa dạ con là hiện tượng tử cung không được hệ dây chằng nâng đỡ dẫn tới sa xuống thành âm đạo và có xu hướng tụt hẳn ra cửa âm đạo. Đây là căn bệnh dễ gặp ở những phụ nữ sau sinh, đặc biệt là các phụ nữ sinh thưởng. Vậy Vì sao sinh thường dễ bị sa tử cung hơn sinh mổ? Đâu là phương pháp hiệu quả hạn chế được tình trạng sa tử cung sau sinh? Tất cả sẽ được chúng tôi chia sẻ giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây. 

Sau sinh phụ nữ rất dễ bị mắc sa tử cung

Sau khi sinh nở không trải qua kiêng cữ kỹ càng, thường lao động mạnh, tạo áp lực lên vùng chậu sẽ khiến các mẹ gặp tình trạng sa tử cung. Tình trạng này dễ xuất hiện là do sản phụ vừa mới sinh con xong, tử cung còn rất to và nặng chưa thể co bóp hết được. Khi đó, các cơ và dây chằng nâng đỡ của tầng sinh môn còn rất mềm, chưa hồi phục sau khi mang thai và chưa thể nâng đỡ tử cung ở một vị trí cố định. Do đó, những công việc thể lực nặng nhọc, hoạt động gắng sức, đi lại quá nhiều đều có nguy cơ gây sa tử cung.

Vì sao sinh thường dễ bị sa tử cung hơn sinh mổ?

Để hiểu rõ tại sao những người sinh thường dễ bị sa tử cung hơn sinh mổ thì các mẹ cần phải nắm được các thông tin sau: 

Sa tử cung là do cơ, dây chằng và các mô nâng đỡ tử cung sau khi sinh bị yếu, khả năng nâng đỡ tử cung bị hạn chế, cần có thời gian để hồi phục và hồi phục hoàn toàn. Thời gian người phụ nữ phục hồi các chức năng thể chất sau khi sinh được gọi là thời kỳ hậu sản. Đây là giai đoạn nhạy cảm, dễ bị sa tử cung, nhất là đối với những đối tượng nguy cơ cao là phụ nữ trải qua sinh nở nhiều lần, mang thai khi lớn tuổi, mang bầu thai đôi hay đa thai…

Vì sao sinh thường dễ bị sa tử cung hơn sinh mổ

Những mẹ sinh thường dễ mắc sa tử cung hơn các mẹ sinh mổ

Đối với những bà mẹ sinh thường, hệ dây chằng bị tổn thương nhiều hơn do phải phải tạo các áp lực các cơn co, gò mạnh để đẩy con ra bên ngoài từ đường âm đạo. Thông thường tử cung của mẹ sinh thường sẽ trở lại trạng thái bình thường sau 6 tuần kể từ khi sinh, tức là khoảng 6 tuần sau khi sinh. Với điều kiện nghỉ ngơi và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ để phục hồi sức khỏe. 

Thế nhưng khi tử cung chưa co lại được hoàn toàn nghĩa là các mẹ vẫn còn trong thời kỳ hậu sản đã lao động quá sức, đứng lên ngồi xuống nhiều, khuôn bê đồ nặng…Tạo áp lực trực tiếp lên khu vực vùng chậu sẽ gây cản trở tới khả năng phục hồi của các cơ dây chằng. 

Mặt khác, những trường hợp sinh mổ thì không phải chịu các cơn đau, cơ co thắt mạnh như các mẹ sinh thường. Quá trình sinh sẽ không tạo áp lực lên hệ dây chằng nâng đỡ tử cung. Tiếp đó vì phải phẫu thuật nên các mẹ sinh mổ sẽ cần thời gian tĩnh dưỡng hồi phục sau sinh lâu hơn so với sinh thường. Trong khoảng thời gian nghỉ ngơi, phục hồi sức đó tử cung của các mẹ sau sinh cũng sẽ được hồi phục tốt hơn.

>>Xem thêm: Sinh mổ có bị sa tử cung không? 

Phương pháp phòng sa tử cung sau sinh hiệu quả

Sa tử cung sau sinh là một căn bệnh liên quan đến các cơ và dây chằng chịu trách nhiệm nâng đỡ tử cung. Vì vậy, sau quá trình sinh nở, mẹ bầu nên đi lại nhẹ nhàng, vận động vừa phải. Điều này không những tránh được tình trạng ứ nước mà còn giúp cơ tử cung co bóp, hạn chế áp lực lên khung chậu, giúp tử cung co lại nhanh chóng. 

Phòng ngừa sa tử cung sau sinh

Thực hiện bài tập Kegel để phục hồi sa tử cung sau sinh

Các mẹ cũng nên kiên trì tập bài tập Kegel hoặc bài tập thể dục chữa sa tử cung để kích thích và cải thiện bó cơ vùng sàn chậu và hỗ trợ phục hồi vùng tử cung đang bị tổn thương. Từ đó hỗ trợ ngăn ngừa nguy cơ sa dạ con, nhất là đối với các mẹ sinh thường. Đặc biệt hơn bài tập này cũng sẽ giúp cho cô bé se khít và săn chắc rất tốt cho các chị em sau sinh. 

Ngoài ra, sau sinh các mẹ cũng cần ăn các món ăn nhiều rau xanh, trái cây để tránh táo bón, tập các bài tập nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe cơ bắp. Đi tiêu cưỡng bức cũng có thể gây sa tử cung. Ngoài ra, phụ nữ sau sinh nên cho con bú, điều này không chỉ tốt cho em bé mà còn giúp co hồi tử cung, tiết dịch và co bóp.

Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn vì sao sinh thường dễ bị sa tử cung hơn sinh mổ. Nếu như các bạn còn có những thắc mắc xoay quanh chủ đề sa tử cung này có thể liên hệ với chúng tôi theo Hotline: 0818.288.717 hoặc để lại thông tin vào phần Chat ở góc phải màn hình, chuyên gia PQA sẽ giải đáp giúp bạn!

>>Có thể bạn quan tâm: Cách chữa sa tử cung không cần phẫu thuật

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây